Nghiên cứu mới nhất về Mức độ hòa nhập người khuyết tật cho thấy mức độ tham gia thấp trong quản lý rủi ro thiên tai và thiếu tiếp cận thông tin
7 December, 2023
Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2023 – Hôm nay, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (MDRI) công bố những kết quả chính của "Nghiên cứu đánh giá mức độ hòa nhập của Người Khuyết tật trong Quản trị Địa phương năm 2023." Nghiên cứu, chú trọng vào các vấn đề lớn về mức độ hòa nhập của người khuyết tật trong quản trị và dịch vụ công, và nêu bật những thách thức chính trong hai chủ đề quan trọng: tiếp cận thông tin và quản lý rùi ro thiên tai.
Nghiên cứu toàn diện này được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2023, mang đến những thông tin quý báu về mức độ hòa nhập của người khuyết tật trong quản trị địa phương của Việt Nam. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu của UNDP, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI), với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT).
Tham gia Thấp trong Quản lý Rủi ro Thiên tai:
Chỉ có 5.3% người tham gia khảo sát, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, có cơ hội bày tỏ quan ngại về quản lý rủi ro thiên tai địa phương trong 05 năm qua. Sự tham gia thấp này một phần được cho là do thiếu thông tin dễ tiếp cận liên quan đến cảnh báo thiên tai. Những kết quả này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện chiến lược truyền thông chuẩn bị ứng phó với thiên tai để đảm bảo sự an toàn của người khuyết tật.
Chênh lệch trong Phân loại Khuyết tật:
Đánh giá đã cho thấy một chênh lệch đáng kể trong phân loại khuyết tật, với nhóm người thuộc hạng mục thứ sáu, "khác," vượt qua nhóm người thuộc năm hạng mục còn lại từ 1.5 đến 2 lần. Thiếu chứng chỉ chính xác cho những dạng khuyết tật này đã trở thành một rào cản lớn, làm ảnh hưởng đến khả năng của người khuyết tật (PWDs) trong việc tiếp cận quyền lợi và phúc lợi của họ.
Thách thức Kỹ thuật số trong Quy trình Hành chính:
Hơn 20% người tham gia khảo sát gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy trình hành chính trên các cổng thông tin điện tử công cộng. Các yếu tố như kỹ năng số hạn chế, thiếu thiết bị thông minh, khả năng tiếp cận nền tảng và cơ sở dữ liệu không đồng bộ trong quá trình chuyển đổi số được xác định là những khó khăn chính. Điều này khiến nhiều người khuyết tật phải phụ thuộc vào người chăm sóc hoặc Tổ chức của Những người Khuyết tật (OPDs) để có thể tiếp cận thông tin phúc lợi xã hội cần thiết.
Trưởng Đại diện thường trú của UNDP, Ramla Khalidi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách, nhấn mạnh cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm là điều kiện tiên quyết. Bà nhấn mạnh: “Để tăng cường triển khai chính sách, cần ưu tiên tăng cường nhận thức và đào tạo về hòa nhập người khuyết tật trong các thủ tục hành chính và dịch vụ công cho chính quyền địa phương, những người khuyết tật và tổ chức người khuyết tật.”
Việc công bố những kết quả chính của Đánh giá được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12), thúc đẩy tiếng nói của người khuyết tật, chia sẻ quan điểm của họ trong dịch vụ công và thủ tục hành chính địa phương. Đồng thời, sự kiện kêu gọi hành động để cải thiện sự hòa nhập của người khuyết tật, kêu gọi các bên liên quan thực hiện các bước cụ thể để nâng cao sự hòa nhập của người khuyết tật trong quản trị công, phù hơp với Mục tiêu phát triển bền vững số 16 thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập để phát triển bền vững.
***
Để biết thêm thông tin, xin liện hệ:
Nguyễn Việt Lan, Trưởng Ban Truyền thông UNDP. Đt: 0914436769, email: nguyen.viet.lan@undp.org