Mạng lưới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (BES-Net) giai đoạn II
Tổng quan dự án:
Mạng lưới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (BES-Net) là nỗ lực hợp tác giữa UNDP, UNEP-WCMC và UNESCO, được tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Chính phủ Đức (IKI) và SwedBio hỗ trợ, nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các dịch hệ sinh thái để tăng cường tính chống chịu cho Trái đất và phúc lợi cho con người. BES-Net được xây dựng dựa trên những đánh giá mới nhất của Diễn đàn Chính sách - Khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES) để đưa ra các giải pháp thực tế cho đa dạng sinh học. Quá trình này diễn ra song song với việc thúc đẩy thành lập Diễn đàn hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà hành nghề tại mỗi quốc gia, nhằm xúc tiến quản lý hiệu quả đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, cũng như chia sẻ kiến thức giữa các bên liên quan.
Bối cảnh:
Trong Pha 1 của Dự án BES-Net, Việt Nam, cùng với Cameron, Ethiopia và Columbia, lần đầu tiên xây dựng Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA). UNEP-WCMC, Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), và Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học (CBC) là các đơn vị đồng thực hiện. Kết quả chính đạt được trong Pha 1 là việc tổ chức các Hội thảo tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà hành nghề, và các hoạt động vận động chính sách dựa trên các khuyến nghị của Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA).
Tiếp bước những thành công trong Pha 1, BES-Net mở rộng các hoạt động hỗ trợ mang tính xúc tác cho các giải pháp cho đa dạng sinh học và khởi động Pha 2 vào năm 2020. Ghi nhận trọng tâm của Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA) là nhằm vận động để có các thay đổi về mặt chính sách dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, Dự án Pha 2 mong muốn nâng cao tiếng nói và quyền lợi của người dân bản địa và địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như thực hiện các hoạt động trực tiếp tại địa phương và do người địa phương dẫn dắt.
Các kết quả dự kiến chính:
Pha 1:
- 11/2019: Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các bên về Dự thảo Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA).
- 5/2022: Phát hành Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA) đầu tiên của Việt Nam.
Pha 2:
- 10/2022: Bài thuyết trình về các hoạt động dự án sau giai đoạn Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA) tại Hội nghị toàn cầu UNEP-WCMC
- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) (PES trong Tiếng Anh):
- Nghiên cứu đề xuất các phương án thực hiện Chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước (PMES và PWES)
- Xây dựng Đề án DVHST cấp tỉnh/cấp cơ sở tại 01 tỉnh thí điểm
- Hỗ trợ việc triển khai Đề án DVHST cấp tỉnh/cấp cơ sở: hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà cung cấp DVHST, định giá kinh tế, kế hoạch truyền thông và quản lý tri thức
Diễn đàn Đối tác về Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (Diễn đàn BES):
- Hồ sơ xây dựng và thành lập Diễn đàn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Chiến lược 3 năm cho Diễn đàn BES
Cải thiện hợp tác với IPBES:
- Đóng góp của Việt Nam cho các báo cáo của IPBES
- Hỗ trợ phái đoàn Việt Nam tham dự IPBES 9 và 10
- Hội thảo tham vấn về báo cáo IPBES toàn cầu
Các kết quả hợp phần của Dự án:
BES-Net Pha 2 ghi nhận các đánh giá và ưu tiên của Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái quốc gia (NEA) để hướng tới đạt được:
- Kết quả 1: Diễn đàn BES tại Việt Nam, một không gian hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành, với việc thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của các tổ chức và cộng đồng địa phương.
- Kết quả 2: Thúc đẩy việc triển khai Chi trả dịch vụ hệ sinh thái về mặt chính sách và các hoạt động cấp địa phương.
- Kết quả 3: Nâng cao mức độ tương tác và sự hiện diện của IPBES tới ba cộng đồng
Hợp phần về bình đẳng giới và hòa nhập xã hội (GESI):
BES-Net cam kết duy trì bình đẳng giới bằng cách nâng cao sự tham gia của phụ nữ trong các hội thảo tham vấn, các hoạt động truyền thông cũng như các hoạt động khác của BES-Net Pha 2.
Về sự tham gia của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, BES-Net Pha 2 nỗ lực đẩy mạnh sự hiện diện và đóng góp của cộng đồng trong các diễn đàn đa bên và các tài liệu truyền thông của Dự án trong tương lai. Nhận thức được vai trò của người bản địa và cộng đồng địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thái hệ sinh thái tới cuộc sống địa phương, việc thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm địa phương sẽ giúp xây dựng các chính sách và hành động bảo tồn toàn diện, phù hợp với địa phương.